Kính Low – E: Những điều cần biết
Kính Low E hay kính có Độ phát xạ thấp, là một loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt giúp kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng.
Kính Low E hay kính có độ phát xạ thấp, là một loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt giúp kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng.
(Nguồn: Internet)
Điều này giúp cho căn phòng bạn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tiết kiệm tối đa chi phí cho công viêc giữ nhiệt trong phòng mà vẫn giữ được độ sáng và nét thẩm mỹ.
(Nguồn: Internet)
Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét những ưu điểm và nhược điểm của kính low E, để đảm bảo rằng bạn có đầy đủ thông tin và cái nhìn toàn diện nhất về sản phẩm này.
Kính Low – E là gì?
Phân loại:
- Kính phủ cứng Low-E
- Kính phủ cứng Low-E kiểm soát nhiệt
- Kính phủ mềm Low-E
- Kính phủ mềm Low-E kiểm soát nhiệt
Cách thức hoạt động:
Khoảng 10-50% năng lượng thất thoát của một ngôi nhà xảy ra qua cửa sổ và cửa ra vào.Trong đó, 90% năng lượng thất thoát qua cửa sổ là do thất thoát qua kính.
(Nguồn: Internet)
Năm 1975, giải pháp kính có độ phát xạ thấp đầu tiên được đưa ra thị trường với nỗ lực thay đổi điều này.
Độ phát xạ của một bề mặt nhất định dựa trên lượng năng lượng mà nó phát ra ở các bước sóng cụ thể, với năng lượng nhiệt thường là trọng tâm.
Vật liệu được cho giá trị phát xạ nhiệt bằng số từ 0 đến 1, với vật phản xạ hoàn hảo có độ phát xạ bằng 0 và chất hấp thụ hoàn hảo có độ phát xạ là 1.
Kim loại như Bạc và Nhôm, có độ phát xạ nhiệt <0,05, trong khi thủy tinh trong suốt có độ phát xạ nhiệt khoảng 0,9. Điều này đồng nghĩa với việc, thủy tinh tiêu chuẩn với độ phát xạ nhiệt của nó là 0,9, cho phép 90% năng lượng nhiệt đi qua nó, phản xạ 10% còn lại. Rõ ràng, kính cửa sổ cần một số cải thiện trong việc phản xạ nhiệt trở lại nhà.
(Nguồn: Internet)
Về cơ bản, kính Low E là kính trong suốt tiêu chuẩn với một lớp phủ trong suốt trên bề mặt có khả năng phản xạ nhiệt tốt hơn kính thông thường.
Do đó, kính low - E giúp ngôi nhà của bạn ấm hơn bằng cách phản xạ một tỷ lệ nhiệt cao hơn vào nhà của bạn và có thể giữ cho bạn mát hơn bằng cách phản xạ năng lượng nhiệt mặt trời từ bên ngoài.
Phủ mềm là phương pháp phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt, có tính năng kiểm soát nhiệt tốt, với công nghệ kỹ thuật điện giải trong chân không (phủ mềm). Là quá trình gia công kính người ta phủ lên bề mặt kính hợp chất kiểm soát nhiệt, thành phẩm kính Low-E phủ mềm là hai hay nhiều lớp chồng lên tấm kính.
(Nguồn: Internet)
Phủ cứng là phương pháp phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt chọn lọc, có tính năng kiểm soát nhiệt tốt, với công nghệ kỹ thuật nhiệt luyện (phủ cứng). Quá trình nhiệt kính đến điểm nóng chảy hoặc trong quá trình sản xuất, người ta phủ lên bề mặt kính lỏng hợp chất kiểm soát nhiệt, thành phẩm kính Low-E phủ cứng là một lớp nguyên tấm.
Đối với mục đích của bài này, chúng tôi sẽ tập trung vào lớp phủ mềm, vì nó có độ phát xạ thấp hơn và được sử dụng phổ biến hơn ở thị trường .
Ưu điểm:
- Cách nhiệt cực kì tốt
- Chống tia UV
- Kết hợp được các tính năng khác như chống ồn, bảo vệ và dễ lau chùi
- Giảm thất thoát năng lượng cho ngôi nhà
- Giảm độ chói từ các nguồn sáng so với kính không tráng phủ.
- Màu sắc đa dạng
Nhược điểm:
- Giảm lượng ánh sáng tự nhiên vào căn nhà
- Giá thành cao
- Đối với kính phủ mềm mặt phủ dễ bị trầy, xước, không thể gia công tôi uốn.
Cuối cùng, với những thông tin trên đây hi vọng bạn sẽ có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn những vật liệu cho ngôi nhà của mình.